BARO x The Intan

"Peranakan Weddings"


THE PERANAKANS

Peranakan, also known as Baba Nyonya, is a culture that emerged from the union between the Chinese settlers who sailed thousands of miles from faraway China and the local women of the Malay archipelago (except the Philippeans). Together, they formed a harmonious eclectic world that stretches from the Indonesian islands to northern Malaysia and Myanmar, with each region displaying distinct characteristics in terms of attire and rituals. Thanks to their innate sociability and exceptional business acumen, they rose to become the elite of society, earning the true title of "Crazy Rich Asians".

"From the first time I set foot in The Intan - the only private museum dedicated to Peranakan culture in Singapore, many years ago on the famous Joo Chiat street, I was immersed in a river of kaleidoscopic colours, where the aesthetic streams of Chinese and Malay cultures had merged and flowed for centuries. By befriending the house's owner, Mr. Alvin Mark Yapp, and being thoroughly guided by him, I had the opportunity to admire another extensive collection, which sparked a truly unique inspiration in me. It drove me to spend nearly three years researching and hunting down textile examples across the oceans, to turn this knowledge into a one-of-a-kind project: Converse shoes imbued with the spirit of a Peranakan wedding."

THE 12-DAY GRAND AFFAIR

Due to such a luxurious and richly traditional lifestyle, an official Peranakan wedding would be held in 12 days along with numerous ceremonies and attires. The sumptuous bridal robes on the first day of these nuptials are the sore inspiration for BARO x The Intan: Peranakan Wedding collection. Among the artefacts chosen for design development, two are from the artist La Quoc Bao's antique archive, representing the bridal robe styles of Singapore-Malacca and Java, Indonesia.

This sneakers project marks the first international collaboration between a Vietnamese artist and a Peranakan museum, bringing forth a new definition of heritage preservation and application in modern life. 

The shoes will be on display at THE INTAN Peranakan Museum:  

69 Joo Chiat Terrace, Singapore from the July 1 to September 31, 2024.


Nội dung Tiếng Việt:

Kể từ lần đầu tiên đặt chân tới The Intan - Bảo tàng tư nhân duy nhất về văn hóa Peranakan tại Singapore cách đây nhiều năm tại con phố nổi tiếng Joo Chiat, được tôi như đắm chìm trong một dòng sông lồng lộng sắc màu, nơi hai luồn duy mỹ Trung Hoa - Mã Lai đã giao hòa và chảy tràn suốt nhiều thế kỷ. Giao hảo với chủ nhân ngôi nhà là ông Alvin Mark Yapp, đồng thời được ông tận tình hướng dẫn và tạo cơ hội chiêm ngưỡng những bộ sưu tập đồ sộ, tôi tìm thấy một nguồn cảm hứng thực sự mới lạ. Nó đã thôi thúc tôi dành gần 3 năm để nghiên cứu, săn lùng từng món cổ vật từ bên kia đại dương, để có thể đưa những kiến thức này thành một dự án có một không hai: Những đôi Converse mang trên mình linh hồn của Hôn lễ Peranakan.


Peranakan - hay còn gọi là Baba Nyonya, là nền văn hóa kết tinh từ mối lương duyên giữa những nam nhân đã xuôi buồm hàng ngàn hải lý từ Trung Quốc xa xôi và những phụ nữ bản địa xứ Nam Dương. Họ cùng hình thành nên một thế giới dung hợp độc đáo trải dài từ quần đảo Indonesia cho đến tận Bắc Mã Lai và Miến Điện, với mỗi vùng đất lại có những nét riêng biệt từ trang phục đến nghi lễ. Với tài quảng giao thiên phú cùng bộ óc thương nghiệp tuyệt đỉnh, họ vươn lên thành bậc tinh hoa của xã hội, và được mệnh danh là những “Crazy Rich Asians” đúng nghĩa.


Bởi cuộc sống xa hoa và đậm màu bản sắc như vậy, một đám cưới Peranakan chính quy sẽ được cử hành trong 12 ngày với nhiều nghi thức và phục trang tách biệt. Nét tráng lệ rực sắc nghê hồng trên những tấm áo hỷ bào trong ngày đầu tiên của chuỗi Hôn sự đó chính là cảm hứng làm nên BST BARO x The Intan: Peranakan Wedding. Hai trong số những hiện vật được chọn ra nghiên cứu và tách chiết hoa văn đến từ BST tư nhân của chính nghệ sỹ La Quốc Bảo, đại diện cho hai phong cách hỷ bào tân nương Singapore-Malacca và Java, Indonesia. 


BST đánh dấu sự hợp tác quốc tế đầu tiên giữa một nghệ sỹ Việt Nam và một bảo tàng Peranakan, đưa một định nghĩa mới về bảo tồn và ứng dụng di sản trong cuộc sống hiện đại.



About "THE INTAN"

Founded in 2003, The Intan is a Peranakan heritage home-museum. The brainchild of antique collector and owner Alvin Yapp, The Intan (meaning 'rose-cut diamond' in Malay) enlightens its guests about the multi-facetted aspects of Peranakan culture through a kaleidoscope of rare historical artefacts, intriguing personal stories, and authentic dining experiences.


Located in the heart of Joo Chiat, a traditional Peranakan enclave and Singapore’s first heritage town (2011), The Intan offers personalised tours conducted by Alvin, which culminate with authentic Peranakan tea sessions and dinners inspired by his mother. The Intan also doubles up as a unique event space, having hosted a variety of activities that included jewellery exhibitions, art shows and violin recitals.


Awarded Best Tour Experience by Singapore Tourism Awards 2016 and voted Best Overall Experience in Singapore’s inaugural Museum Roundtable Awards, The Intan has been featured internationally on CNN Travel, Discovery Channel and National Geographic. Singapore Travelholic lists The Intan as the top 5 Peranakan activities to do in Singapore.


With a vision to promote Peranakan culture beyond Singapore, The Intan’s collection has been showcased in places such as Croatia, Hawaii and Hong Kong.

BARO x THE INTAN: The first international collaboration between a Vietnamese artist and a Singaporean museum

69 Joo Chiat Terrace, Singapore

Click here to explore the award-winning cultural space, a Peranakan Haven!

THE COLLECTION

Robe for a Page Girl  |  Singapore or Malacca

Late 19th to early 20th century. Collection of La Quốc Bảo.

SINGAPORE / MALACCA


IVORY


PRICE: 

VND 11.000.000

SGD 600

USD 430







In Peranakan weddings, page boy and page girl are children from the family, chosen to be compatible with the astrological signs of the bride and groom. These children not only accompany the couple in the wedding procession but also participate in several important rituals throughout the 12-day event. The page girl’s attire is often produced as a miniature version of the bride’s wedding robe, complete with accessories such as pleated skirt, collar piece, headbands/hairpins, etc.

Singapore and Malacca, being only about 300 kilometres apart, share a significant cultural similarity. The first design was based on a page girl’s costume from a Singapore-Malacca wedding over a century ago. This antique belongs to artist La Quoc Bao and is considered one of the rarest examples due to its ivory damask ground, as opposed to the usual red, pink, or orange we normally see on bridal costumes.

Because the Peranakan communities lacked Chinese embroidery workshops, their ceremonial attire and embroidered goods were often commissioned in China and later shipped back to Southeast Asia. Without strict oversight and regulations from the imperial court, the ceremonial attire of the Baba gentlemen and Nyonya ladies reflected their lavish spending: incredibly intricate and densely decorated with the most flamboyant palettes. The bridal robes in Singapore-Malacca region generally maintained the form of Qing-dynasty Han women’s attire, with sleeve bands having excessive amount of details and polychrome embroidery, ranging from one single band up to five. Some robes even featured hidden inner sleeves that could be flipped up during rituals without interrupting the aesthetic.

The artefact is completely embroidered with forbidden stitch (Peking knot), a distinguishable feature of Zhangzhou - Fujian embroidery. The orange trimmings and sleeve bands are embroidered with consistent floral and bird motifs. Unlike most other Chinese communities that preferred dragons, the Peranakans in this region were particularly fond of phoenixes , peonies and qilins, Therefore, the sneakers design centres around the imagery of a phoenix frolicking with peonies.

The sneakers SHIMMER like real embroidery on damask silk!

Nội dung Tiếng Việt:

Phù dâu phù rể trong đám cưới Peranakan là các trẻ em trong gia tộc được chọn lựa phù hợp với bản mệnh của đôi tân lang tân lương, không chỉ kế cận diễu hành cùng mà còn tham gia nhiều nghi thức tâm linh quan trọng xuyên suốt 12 ngày Hôn sự. Hỷ bào của phù dâu thường được chế tác thành một phiên bản mini của hỷ bào tân nương cùng đầy đủ phụ kiện từ áo, xiêm, vân kiên (miếng choàng cổ) và trâm cài, vv. 


Singapore-Malacca với khoảng cách địa lý ngắn chỉ khoảng 300km nên có sự tương đồng rất lớn, nhìn chung hỷ phục không có nhiều sự sai khác. Thiết kế đầu tiên được lấy cảm hứng từ bộ hỷ bào cho phù dâu tại một Hôn lễ Singapore-Malacca cách đây hơn một thế kỷ. Hiện vật thuộc sở hữu của nghệ sỹ La Quốc Bảo, được xem là một trong những phiên bản hiếm gặp nhất bởi chất liệu nền là vải damask màu ngà thay vì các màu đỏ, hồng, cam thường thấy. 


Vì không có những làng thêu truyền thống, lễ phục và đồ thêu Peranakan thường được đặt riêng tận Trung Quốc xa xôi và gửi về Nam Dương. Vì không phải chịu sự giám sát và quy định ngặt nghèo từ triều đình, lễ phục của những quý ngài Baba và quý cô Nyonya phản ánh mức chịu chi của họ: cực kì tinh xảo và dày đặc đồ án với các phối màu không thể rực rỡ hơn. Hỷ bào tân nương/ phù dâu vùng Singapore-Malacca cơ bản vẫn giữ nguyên dạng thức áo nữ Hán tộc thời Thanh, với sự gia tăng chi tiết và đặc biệt là dải diềm tay áo thêu kín, dao động từ chỉ 1 dải cho đến tối đa 5 dải. Một số áo còn có cả tay áo thêu ẩn bên trong có thể lật lên và rút độ dài khi hành lễ mà không sợ mất thẩm mỹ.


Hiện vật được thêu hoàn toàn bằng mũi sa hạt, một đặc điểm dạng nhận của lối thêu Chương Châu - Phúc Kiến, Diềm thân áo nền cam thêu hoa điểu, tay áo xen kẽ 3 lớp diềm các màu xanh, tím, cam bắt mắt với đồ án tương tự. Thân áo trang trí đồ án phụng hoàng vờn mẫu đơn trên nền lụa dệt hoa cỡ đại màu ngà sang trọng. Người Peranakan tại đây cực kỳ ưa chuộng phụng hoàng, mẫu đơn và kỳ lân, thay vì rồng như đại đa số các hậu duệ Hoa nhân khác, chính vì vậy mà thiết kế đã chọn điển tích "phụng hoàng hý mẫu đơn" làm trọng tâm.


Nền giày được phủ màu 3 lần với 3 công thức pha loãng khác nhau để tạo hiệu ứng óng ánh và giả lập sự chênh lệch phản xạ ánh sáng giữa nền vải và hoa văn dệt - vốn là tính chất của luạ tơ tằm. Các chi tiết được vẽ thủ công và lật gương, bám sát bảng màu hiện hữu trên chiếc áo xưa trong tổng thời gian 39 tiếng. Để tăng mức độ cảm thụ “văn hóa”, thiết kế được hoàn thiện tại Việt Nam, nhưng gia công hoàn toàn tại Singapore, và cũng được chụp lại trong không gian Bảo tàng Intan tại Joo Chiat.

Located in northwest Malaysia, Penang is renowned for its mesmerising jewel palettes that resemble kaleidoscopes. This sweet orange had become one of the most favourite colours for the wedding robes of Penangite brides, known as "pinang orange," a nod to the betel chewing tradition in Southeast Asia. In Penang, bridal robes are characterised with an extraordinary and stylish contemporary taste using large-scale or geometric designs in splendid  goldwork, contrasting with the intricate styles found in Singapore and Malacca where polychrome silk threads were more in favour. The excessive use of sophisticated goldwork suggests that they have Canton (Guangzhou) origin - the embroidery capital of present day Guangdong province.

This second design draws inspiration from the impressive scallop trimmings of Penangite bridal robes, featuring pinang orange as the primary ground colour, accompanied by turquoise accent. Raised painting techniques with gold and silver gilding are exploited for the entire handpainted motifs.

The goldfish used in this design symbolises the Peranakan belief in a prosperous and abundant life. On the heel appears a lotus, representing the purity and serene beauty of the bride on her wedding day. The eyelet trimming is adorned with floral and bird motifs in gold gilding, echoing the grandeur of expensive costumes that had travelled thousands of miles from the embroidery capital of Guangzhou to Malaysia centuries ago.


The sneakers SHIMMER like real embroidery on satin!

PENANG


【 PINANG ORANGE 】



PRICE:

VND 11.000.000

SGD 600

USD 430

Nội dung Tiếng Việt:

Penang nổi tiếng với phong cách phối màu phô bày sự rực rỡ như một thấu kính vạn hoa. Sắc cam ngọt lịm đã trở thành màu hỷ bào ưa thích của các tân nương Penang, với cái tên “cam trái cau” - pinang orange, gắn liền với truyền thống trầu cau trong văn hóa Nam Dương. Tại đây, hỷ bào của các cô dâu có sự phá cách rõ ràng với trường phái ấn tượng bằng đồ án cỡ lớn hoặc các hình khối. Theo quan sát, phần lớn hỷ bào Penang tận dụng tối đa lối thêu bình kim thực sự long lanh, kỳ vĩ, vốn là đặc trưng của vùng nam Trung Hoa, mà thủ phủ chính là Quảng Châu. Lối thẩm mỹ này khác hẳn với phong cách Singapore-Malacca ưa chuộng mũi thêu sa hạt đa sắc bằng tơ tằm với các đồ án cỡ nhỏ nhưng dày đặc. 


Thiết kế số 2 được lấy cảm hứng từ những đường cắt vỏ sò “scallop edge” đặc trưng của hỷ bào tân nương Penang, với hai phối màu chính là cam pinang và ngọc lam, phối họa tiết hoàn toàn bằng kỹ thuật vẽ đắp nổi bằng nhũ vàng và bạc.


Các đồ án gốc trên áo có các ánh xanh đỏ nhờ kỹ thuật bắt kim tuyến mà chính tơ cùng màu. Chẳng hạn để ra màu kim ngân ánh bạc hà, nghệ nhân phải bắt sợi ngân tuyến bằng sợi chỉ tơ tằm nhuộm màu xanh lục. Muốn màu hồng thì bắt bằng chỉ màu đỏ, màu cam thì thế ngân tuyến bằng kim tuyến, giữ chỉ đỏ vv. 

Để lột tả tính đa chất liệu này, các hỗn hợp màu nhũ được pha trộn cùng dung môi với tỉ lệ được đong đếm kỹ lưỡng, đảm bảo thành phẩm có độ bám chắc trên vải nhưng vẫn giữ độ óng ánh chứ không mờ đục.


Hình ảnh cá vàng (kim ngư) được sử dụng trên thiết kế cũng gắn liền với quan niệm của người Peranakan về ước mong về cuộc sống dồi dào, phong y túc thực. Sau gót giày xuất hiện hình tượng đóa sen, biểu trưng cho nét đẹp thiền quyên, tâm hồn thuần khiết của người con gái ngày xuất giá. Diềm giày được tô điểm các đồ án hoa điểu cũng bằng nhũ vàng, tái hiện sự huy hoàng về những tấm áo đắt đỏ đã vượt hàng ngàn hải lý từ thủ phủ nghề thêu Quảng Châu về xứ Mã Lai xưa.


Trong chuyến thăm Penang lần này, tôi chọn dừng chân lại Georgetown để đắm chìm trong một vùng đất thuở xưa mà mỗi gia tộc Peranakan đã từng huy hoàng như một “tiểu triều đình”. Thiết kế được đặc biệt chụp tại dinh thự Pinang Peranakan Mansion, tọa lạc số 29 Church Street.


HOW BARO MAKES IT? 

The shoe base was coated three times with different diluted formulas to create a shimmering finish. This simulates the difference in light reflection between the fabric and the woven patterns, which is a characteristic of silk. The details were hand-paintedin in over 39 consecutive hours, closely following the existing palette of the antique robe. To enhance the cultural appreciation, the design was developed in Vietnam but entirely crafted in Singapore and photographed in The Intan Museum on Joo Chiat street.

Robe for a Page Girl  |  Singapore or Malacca

Late 19th to early 20th century. Collection of La Quốc Bảo.

The embroidery on the actual robes exhibit mellow mint and pinkish tint which are achieved through a technique where metallic threads are couched with silk threads of the same colours but more saturated. For instance, to produce a mint silvery hue, the artisans would couch silver threads with green silk threads. For a pink hue, they would switch to red silk threads instead. To achieve orangey tones, silver threads are replaced with gold, and so on. To capture this multi-material appearance, mixtures of metallic paint were carefully mixed with solvents in precise ratios, ensuring the final product adheres well to the fabric while retaining its lustre without appearing too opaque.


The back and front of coloured thread couching technique

Goldwork from the collection of La Quốc Bảo

FROM A GRANDILOQUENT PAST TO A HYPNOTISING PRESENT

S I N G A P O R E    M A L A C C A

Peranakan wedding procession in Singapore. Early 20th century.

Elite Peranakan children in New Year's costumes, the exact ones used for page boys and page girls in wedding procession. Singapore. Early 20th century.

The shoes will be on display at

THE INTAN Peranakan Museum:  

69 Joo Chiat Terrace, Singapore 

July 1 - September 31, 2024.

Robe for a Page Girl  |  Singapore or Malacca

Late 19th to early 20th century. Collection of La Quốc Bảo.

P E N A N G

Bridal Robe on the first day | Penang

Early 20th century. Collection of Asian Civilisations Museum.

CREATE YOUR OWN PERANAKAN PIECES!

Customers will consult Peranakan collections from Peranakan and Asian Civilisations Museums' online archives. Unlimited customised colourways and styles


References: